Chào mừng bạn đến với Cổng thông tin điện tử Thị trấn Tân Bình - Huyện Hiệp Đức - Tỉnh Quảng Nam
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search


  • Ảnh đẹp Xã Quế Bình

  • Trường THPT xã Quế Bình

  • Ảnh đẹp Xã Quế Bình

  • Xã Quế Bình
    

Chi tiết tin

Truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình, giáo dục đời sống gia đình và Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình

Nhằm hỗ trợ các gia đình những kiến thức, kỹ năng phòng ngừa bạo lực gia đình, tạo chuyển biến về nhận thức, hành động trong phòng chống bạo lực gia đình để từng bước giảm dần bạo lực gia đình, kịp thời hỗ trợ người bị bạo lực gia đình trên địa bàn. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, củng cố ý thức pháp luật, đề cao đạo đức, trách nhiệm của mỗi người với bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội, cùng chung tay xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững.
Ngày 01/11/2023 UBND thị trấn Tân Bình, cùng với mặt trận, hội đoàn thể thị trấn phối hợp với Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Quảng Nam tổ chức truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình, giáo dục đời sống gia đình và Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình trên địa bàn thị trấn.

Hiện nay, bạo lực gia đình đang là vấn nạn của xã hội, gây mất trật tự trị an ở địa phương, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em. Do đó, các cấp, các ngành cần đồng bộ vào cuộc để tìm ra biện pháp giải quyết nhằm đem lại hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà.

Theo đó, các hành vi bạo lực gia đình được thể hiện như: Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng; Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng; Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau; Cưỡng ép quan hệ tình dục; Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình; Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; Kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính; Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

Hành vi bạo lực gia đình như đã nêu trên cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.

Muốn phòng chống bạo lực gia đình có hiệu quả cần kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình, lấy phòng ngừa là chính, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn, hòa giải phù hợp với truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Hành vi bạo lực gia đình được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật. Nạn nhân bạo lực gia đình được bảo vệ, giúp đỡ kịp thời phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của họ và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước; ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, người cao tuổi, người tàn tật và phụ nữ. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình.

Để góp phần phòng chống bạo lực gia đình có hiệu quả, nạn nhân bạo lực gia đình cần yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình và áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật phòng chống bạo lực gia đình; Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật; Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật phòng chống bạo lực gia đình; Các quyền khác theo quy định của pháp luật. Đồng thời, nạn nhân bạo lực gia đình phải cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu.
Người có hành vi bạo lực gia đình cần phải tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành vi bạo lực.Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối. Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi có yêu cầu và theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, xử lý nghiêm các hành vi bạo lực gia đình như đã nêu trên và các hành vi khác như: Cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình; Sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực gia đình; Trả thù, đe doạ trả thù người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình; Cản trở việc phát hiện, khai báo và xử lý hành vi bạo lực gia đình; Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để trục lợi hoặc thực hiện hoạt động trái pháp luật; Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình./.



Tác giả: Thu Thủy

[Trở về]

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn:

BẢN QUYỀN ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ TRẤN TÂN BÌNH
Địa chỉ: Thị trấn Tân Bình - Huyện Hiệp Đức - Quảng Nam
Phát triển bởi Trung Tâm Công Nghệ Thông Tin & Truyền Thông Quảng Nam (QTI)

Tổng số lượt truy cập